Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

5 câu hỏi thường gặp về bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng không chỉ sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà nó còn là nguyên nhân khiến chị em bị vô sinh. Cũng chính vì thế, đây là căn bệnh được nhiều chị em quan tâm và đặt ra nhiều thắc mắc xoay quanh các vấn đề về bệnh và những ảnh hưởng của nó. Bài viết sau đây sẽ giải đáp một số thắc mắc về bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em cùng tham khảo!
Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa ám ảnh nhiều chị em
5       câu hỏi phổ biến về bệnh lạc nội mạc tử cung
1. Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp lót niêm mạc trong lòng tử cung đi lạc chỗ thường xảy ra tại các cơ quan sinh sản vùng chậu như cơ tử cung, buồng trứng, cùng đồ âm đạo, túi cùng âm đạo - trực tràng, túi cùng âm đạo - bàng quang, xung quanh vòi trứng. Trong một số trường hợp, nó có thể lạc đến những nơi xa hơn như mũi, mắt, tai, phổi, gan, niệu quản, ngoài da và khớp cũng chịu ảnh hưởng phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh.
Theo thống kê được đăng tải trên website của Tổ chức Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung thế giới: cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung.
2. Nguyên nhân gây bệnh lạc nội mạc tử cung
Các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung, và có lý thuyết đưa ra như do môi trường, nội tiết, miễn dịch, máu kinh chảy ngược. Có giả thuyết cho rằng do sang chấn tác động lên tử cung đã phá vỡ hàng rào giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung, chẳng hạn như khi mổ lấy thai, nạo phá thai, mổ bóc tách u xơ tử cung...… và tại vị trí đi lạc những mảnh niêm mạc này vẫn phát triển và chịu ảnh hưởng của các hormone sinh dục nữ theo chu kỳ kinh hàng tháng giống như niêm mạc trong tử cung, nên vẫn phát triển và thoái triển chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tại những vị trí đi lạc của niêm mạc  tử cung thường là nơi đóng kín nên không có chỗ thoát ra dẫn đến bị ứ đọng lại. Cùng với hiện tượng phản ứng viêm tại chỗ do máu đọng và rất dễ gây viêm dính tại mô mà nó đi lạc, khi hết kinh những mảnh lạc này tạo thành những mô sẹo dính, và kích thước của các mô sẹo này ngày càng tăng rộng ra ở các vùng lân cận.
3. Những triệu chứng biểu hiện khi bị lạc nội mạc tử cung?
Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa, Bệnh viện Phụ sản TW, đã chia sẻ thì chị em bị đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều thì phải nghĩ tới bệnh lạc nội mạc tử cung. Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh thường có các triệu chứng như: đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt; đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều làm ảnh hường đến mọi sinh hoạt...
4. Bị lạc nội mạc tử cung là sẽ không thể mang thai được nữa?
Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có liên quan đến hiếm muộn do làm giảm dự trữ noãn ở buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn và thụ tinh giữa noãn với tinh trùng. Tuy nhiên, không phải ai bị lạc nội mạc tử cung đều bị hiếm muộn.
Lạc nội mạc tử cung vẫn được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Về lý thuyết, 10- 15 % phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung. Nhưng ngược lại, phụ nữ vô sinh thì từ 45-50% là do lạc nội mạc tử cung. Nếu lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến khâu phóng noãn (làm cho trứng không lớn lên được). Nếu lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung dẫn đến tắc thì lại càng khó khăn hơn cho việc có thai. 
5. Có biện pháp nào điều trị khỏi bệnh lạc nội mạc tử cung không?
Tây y hiện tại vẫn chưa có một giải pháp điều trị nào đem đến kết quả như mong đợi, trước mắt điều trị nội khoa vẫn là giải pháp căn bản, thuốc thường dùng thuộc nhóm Danazol với tên biệt dược là Anargil, liều dùng tùy theo mức độ tổn thương, thường uống 200 - 800mg /ngày, tối đa thời gian là 9 tháng, sau đó đánh giá lại kết quả; ngoài ra có thể dùng thuốc ngừa thai khác như: Orgametril, Duphaton, Norcolut, Primolut-N.. uống 1 - 2 viên ngày, uống ít nhất là 6 tháng, mục đích để ức chế hành kinh; tuy nhiên các nhóm thuốc trên cần được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng, vì thuốc có nhiều tác dụng phụ. Điều trị ngoại khoa, chỉ áp dụng khi bệnh nhân lớn tuổi hoặc không còn hy vọng có con, hay vì những tổn thương lạc nội mạc tử cung quá nặng nhưng hầu hết sẽ tái phát sau 2-3 tháng phẫu thuật.
Hiện nay hầu hết bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung bỏ tây y chuyển qua sử dụng đông y do các bài thuốc từ đông dược cũng đã được nghiên cứu, sàng lọc một cách kỹ càng để tạo nên những bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và an toàn cho sức khỏe và có hiệu quả bền vững. Điển hình bài thuốc của Dân tộc Di (Trung Quốc). Y học hiện đại cũng đã vận dụng những bài thuốc và kết quả nghiên cứu để bào chế thành viên tiện dụng như viên nén Phụ Lạc Cao EX. Đây là sản phẩm với các thành phần từ tự nhiên đã được lựa chọn kỹ lưỡng và xác định qua các nghiên cứu lâm sàng trong nhiều năm như đan sâm, hương phụ, đương quy, nga truật, sài hồ bắc. Những thành phần này có tác dụng giúp hoạt huyết hóa ứ, điều kinh, giảm đau, nhuyễn kiên hóa tích… Cùng với một thành phần mới có trong thành viên của viên nén đó chính là N-Acetyl-L-Cystein, thành phần này đã được chứng minh là có tác dụng rất tốt đối với bệnh LNMTC do tác dụng làm giảm kích thước khối lạc nội mạc tử cung, giúp giảm sự xâm lấn, giảm tăng sinh các tế bào bất thường, giảm đau, tăng khả năng thụ thai và phòng bệnh LNMTC tái phát.

Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
Tất cả các thành phần này đã được kết hợp với nhau và được bào chế thành công dưới dạng viên nén có tác dụng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh lạc nội mạc tử cung gây ra (như giảm đau bụng khi hành kinh, giảm kích thước khối u, giảm cường kinh, máu vón cục), giúp điều hòa các rối loạn kinh nguyệt…
Qua một số thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích cho chị em hiểu thêm một số thông tin về bệnh LNMTC cũng như những bài thuốc từ thảo dược thay thế tân dược trong thời gian điều trị bệnh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc chị em có thể gọi điện tới số 0917227216 để được tư vấn.

Khải Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét