Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

VÌ SAO CĂNG THẲNG CUỘC SỐNG GÂY ĐAU BỤNG KINH

Đau bụng kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em mỗi khi đến kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà có mức độ đau khác nhau có người đau nhẹ, có người lại đau rất nặng.Đau bụng kinh bao gồm hai loại là đau bụng kinh bệnh lý và sinh lý. Trong các nguyên nhân gây ra đau bụng kinh thì stress là vấn đề thường gặp nhất. Vì sao stress lại ảnh hưởng đến đau bụng kinh? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Tại sao stress lại gây đau bụng kinh?

Khi chị em gặp các vấn đề: căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, lo lắng, trầm cảm…kéo dài, vỏ tuyến thượng thận sẽ tăng tiết hormon corticoid tác động lên vùng dưới đồi - tuyến yên - thượng thận. Lúc này vấn đề không chỉ gặp ở tuyến thượng thận mà tuyến giáp, tuyến sinh dục cũng chịu ảnh hưởng làm rối loạn nồng độ hormon sinh dục nữ.

Cùng với sự thay đổi đột ngột nội tiết nữ, tử cung sẽ tiết ra prostaglandin gây co thắt tử cung nhằm tống máu kinh ra ngoài. Tuy nhiên do lượng chất sinh học này sản xuất ra quá mức nên gây co thắt mạnh là nguyên nhân gây ra đau bụng khi hành kinh.

Stress có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh

Làm thế nào khi bị đau bụng kinh do stress?

Giải tỏa tâm lí: Đối với đau bụng kinh do stress, việc đầu tiên cần làm là khắc phục từ nguyên nhân. Chị em cải thiện bằng cách sắp xếp công việc một cách khoa học, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi phù hợp, chị em có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, tập thể dục với những môn thể thao vừa sức. Luôn giữ tâm lý thoải mái là cách tốt nhất khắc phục tình trạng đau bụng kinh do stress. Bên cạnh đó chị em có thể bổ sung thêm các thực phẩm giúp chống lại tình trạng stress như: rau, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin A, C, E, các loại cá chứa omega 3, omega 6 đều góp phần quan trọng trong việc chống stress và tăng cường hệ miễn dịch. Tránh các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá, rượu bia…
Cắt cơn đau nhanh chóng: Thủ phạm chính gây đau bụng kinh là một chất sinh học có tên prostaglandin. Không chỉ gây đau vùng bụng dưới, mà còn gây đau đầu, đau lưng. Để cải thiện tình trạng này, chị em có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không steroid như diclofenac, hoặc thuốc chống co thắt cơ trơn như: hyoscine butylbromide, alverine…Tuy nhiên, việc lạm dụng nhiều thuốc giảm đau trong chu kì kinh nguyệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây lệ thuộc vào thuốc và nhiều tác dụng phụ.
Áp dụng biện pháp đơn giản: Ngoài dùng thuốc, chị em có thể áp dụng một số cách dễ làm như chườm nóng vùng bụng dưới, massage bàn chân vì bàn chân có huyệt đạo liên quan đến vùng chậu, ngâm chân trong nước ấm pha muối, uống nước gừng hoặc xắt lát gừng chườm lên bụng.

Điều trị theo đông y

Việc điều trị đau bụng kinh theo đông y là một lựa chọn an toàn đối với chị em. Trong dân gian, một số cây thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh như: hương phụ, nga truật, tam lăng, tam thất,…và trở thành những vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc đông y.
Ngày nay, các dược liệu ấy được các nhà khoa học nghiên cứu bào chế thành dạng cao lỏng tiện sử dụng. Điển hình là cao thuốc Phụ Lạc Cao với các thành phần: nga truật, tam lăng, hương phụ, diên hồ sách,…cùng một số thành phần khác tạo thành một công thức chuyên biệt trong điều trị đau bụng kinh và cải thiện các triệu chứng khác như: kinh nguyệt không đều, máu vón cục,…
Trên thực tế, sản phẩm Cao thuốc Phụ Lạc Cao cũng đã được nghiên cứu độ an toàn và hiệu quả tại Đại học Y Hà Nội cho kết quả: 90% bệnh nhân giảm đau bụng kinh; lượng kinh, màu sắc kinh được cải thiện, không có bệnh nhân nào có máu cục sau 3 tháng sử dụng, đồng thời không làm thay đổi chức năng gan thận, an toàn khi sử dụng lâu dài. Vì vậy Phụ Lạc Cao là lựa chọn hữu hiệu cho bệnh nhân bị đau bụng kinh.
Mọi thông tin liên quan đến đau bụng kinh cần được tư vấn, chị em có thể gọi trực tiếp đến số 04.3775 7066 hoặc 08.3977 0707 để được giải đáp từ các chuyên gia.
Thúy Vy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét